Covid-19 xuất hiện ở 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Italy, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ là những quốc gia có số ca nhiễm tăng thêm sau một ngày ở mức cao nhất.
Nhân viên y tế chăm sóc cho một bệnh nhân nhiễm nCoV tại bệnh viện Oglio Po, Cremona, Italy, ngày 19/3. Ảnh: Reuters . |
Italy , vùng dịch lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới, ghi nhận 59.138 ca nhiễm và 5.476 người tử vong, tăng lần lượt 5.560 và 651 ca. Tỷ lệ tử vong tương đương 9,2%, cao hơn hai lần tỷ lệ trung bình toàn cầu 4,2%, một phần do đất nước này có dân số già nhất châu Âu. Viện Y tế Quốc gia (ISS) cho biết độ tuổi trung bình của người tử vong do nCoV ở Italy là 78,5 và tuổi trung bình của người nhiễm là 63. Khoảng 98% người chết vì Covid-19 có ít nhất một bệnh lý nền, dựa trên nghiên cứu về 3.200 ca tử vong ban đầu ở nước này.
T ây Ban Nha là vùng dịch lớn thứ hai châu Âu với 28.603 ca nhiễm, 1.756 ca tử vong, tăng lần lượt 3.107 và 375 ca so với một ngày trước đó. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cảnh báo điều tồi tệ nhất còn chưa đến. Ông kêu gọi người dân chuẩn bị tâm lý cho những ngày khó khăn ở phía trước, khi các ca nhiễm mới và tử vong sẽ tiếp tục tăng.
Đức ghi nhận thêm 2.488 ca nhiễm và 10 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 24.852 và 94. Dù là vùng dịch lớn thứ 5 thế giới và lớn thứ ba châu Âu, tỷ lệ tử vong ở nước này chỉ 0,37%. Phát ngôn viên chính phủ Đức ngày 22/3 cho hay Thủ tướng Angela Merkel đang tự cách ly và sẽ làm việc tại nhà sau khi tiếp xúc với một bác sĩ nhiễm nCoV.
Châu Âu hiện báo cáo gần 9.000 ca tử vong vì nCoV, chiếm 64% số ca tử vong toàn cầu.
Tại M ỹ , thêm 8.149 ca nhiễm mới được xác định, nâng số ca nhiễm trên cả nước lên 32.356, trong đó 414 người chết, tăng 112 trường hợp so với một ngày trước đó. Số ca nhiễm và tử vong tăng vọt khiến giới chức bắt đầu lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung y tế. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiến hành xét nghiệm nCoV nhanh, có thể cho kết quả trong khoảng 45 phút.
Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục với 21.638 ca nhiễm và 1.685 ca tử vong. Đây cũng là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao với 7,7%, một phần nguyên nhân do hệ thống y tế đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt. Lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei nhấn mạnh Iran có đủ năng lực chống Covid-19 và sẽ chiến thắng dịch bệnh. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Washington sẵn sàng hỗ trợ Tehran dập dịch với điều kiện Tehran phải "đưa ra yêu cầu chính thức".
Trung Quốc ghi nhận 39 ca nhiễm mới, giảm từ 46 ca một ngày trước đó, và đều là các ca nhập ngoại. Trong cuộc điện đàm với một số lãnh đạo châu Âu hôm Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog 22/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị giúp đỡ giữa lúc nhiều nước châu Âu thiếu nguồn lực đối phó Covid-19.
Hàn Quốc hôm nay báo cáo 64 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 8.961. Để ngăn tình trạng lây nhiễm từ nước ngoài, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu áp dụng "thủ tục nhập cảnh đặc biệt" đối với mọi hành khách đến từ châu Âu từ 0h ngày 23/3.
Tất cả công dân Hàn Quốc và người nước ngoài nhập cảnh từ châu Âu sẽ phải khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt ngay tại sân bay. Những người có triệu chứng nghi ngờ sẽ được đưa tới khu vực cách ly trong trạm kiểm dịch sân bay, người không có triệu chứng sẽ được đưa tới khu vực chờ chỉ định. Sau đó, ngay cả những người xét nghiệm âm tính với nCoV vẫn sẽ phải tự cách ly trong vòng 14 ngày.
Tại Đông Nam Á, Malaysia tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 1.306 người nhiễm và 10 người chết. Indonesia là nước báo cáo số ca tử vong cao nhất khu vực, 48 ca trong 514 người nhiễm.
Tổng cộng, thế giới ghi nhận thêm 1.598 ca tử vong, phần lớn tại các nước châu Âu, đưa số người chết vì nCoV lên 14.611. 97.636 người, tức 29,1% số ca nhiễm, đã hồi phục. Dominica, Grenada, Mozambique và Syria là những nước mới nhất xuất hiện dịch.
Vũ Hoàng (Theo Worldometer , Reuters , AFP )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét