Trong lúc đi dạo, ông đã phát hiện ra một số viên đá lập lòe, phát ra ánh sáng nhẹ khi tiếp xúc với tia cực tím – có vẻ như chúng được hình thành nhờ một phần dung nham nóng chảy.
Rintamaki đặt tên cho chúng là "yooperlite", một từ gợi nhắc đến những cư dân địa phương từ vùng phiên dịch Thượng Michigan, vốn thường được gọi là người "Yooper".
Trong đoạn video do Rintamaki thực hiện bên dưới, bạn sẽ thấy những viên đá lập lòe dưới tia cực tím:
Đá huỳnh quang Yooperlite
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ Michigan và Đại học Saskatchewan đã nghiên cứu và phân tích các viên đá nói trên để tìm cách hiểu được thành phần cấu tạo cũng như nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Trong một công trình xuất bản trên trang Mineral News, họ đã công bố rằng những viên đá đó chỉ là những viên thiểm trường thạch (syenit) có chứa sodalite mà thôi.
Thiểm trường thạch là một loại đá dung nham hình thành bởi dung nham nguội đi một cách chậm rãi sâu bên dưới bề mặt trái đất. Các tinh thể của nó có thể dài vài millimet, đôi lúc là vài centimet.
Dù loại đá này cùng họ với đá granite, nó lại có màu sẫm hơn bởi chứa hàm lượng khoáng thạch cao hơn, bao gồm huy thạch (pyroxen) và amphibole.
Điều khiến "yooperlite" đặc biệt là bên trong nó có sodalite, một loại khoáng thạch huỳnh quang.
Đối với mắt thường, những viên đá này – cấu thành từ oxy, silicon, chlorine, natri, và nhôm – có màu xám xanh với các vệt trắng. Bởi vậy, nó thường được dùng trong các sản phẩm khảm, nhưng khi được đặt dưới tia cực tím bước sóng dài, sodalite sẽ sáng lên, làm đá hiện ra những đường vân đỏ-vàng trông cực kỳ ảo diệu.
Tham khảo: BusinessInsider
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét